Nói đến chiến kê giỏi phải nhắc đến gà nuôi ở vùng đất huyện Chợ Lách - Bến Tre.
Muốn có được những con gà chiến đấu bền bỉ, gan dạ người nuôi phải chú ý đến con giống bố mẹ, khoẻ mạnh, hung dữ, dáng vóc nhanh nhẹn.
Nhiều người mê gà không những ở tiếng gáy, ở ngoại hình nhất là bộ lông hấp dẫn mà còn ở cách đá. Mỗi thế đá của con gà độ đều có một bản lĩnh riêng. Có con tung đòn như vũ bão, có con lâm trận cả giờ, chân run rẩy nhưng vẫn lì lợm không đầu hàng trước đối thủ.
Để có được một con gà độ đủ sức đưa ra trường đấu, người nuôi phải xổ liên tục (cho 2 con đá thử trước), xem chân, xem tướng, coi vẩy, coi mắt, mỏ, mồng, bộ lông để đánh giá khả năng chịu đòn và tránh đòn, đặc biệt là đòn đá phải đẹp và hiểm.
Mời độc giả cùng chiêm ngưỡng chùm ảnh đẹp về "chiến kê" miền Tây do PV NNVN ghi lại:
Làng nuôi gà đá nhiều nhất ở 3 xã Vĩnh Bình, Long Thới và Vĩnh Thành (huyện Chợ Lách - Bến Tre)
Nuôi gà đá thường từ 12-15 tháng đạt trọng lượng 2,5-3,5 kg/con có thể xuất bán
Nếu nuôi được nhiều gà hay, tướng tá chân cẳn đẹp, nhanh nhẹn, tung đòn giỏi thì tiền bán càng cao
Để có gà hay, việc lai tạo giống là khâu quan trọng nhất
Nuôi gà đá là nhốt riêng mỗi chuồng rộng 1m2, mỗi ngày phải vệ chuồng trại sạch sẽ, thức chủ yếu là thóc và nước uống
Đa số bà con nuôi gà đá hiện nay đều cho thu nhập cao gấp hơn 10 lần so với nuôi gà thịt truyền thống
Gà đá mỗi con mỗi vẻ, màu sắc đa dạng như gà điều, gà xám, gà ô, gà tía, gà chuối...
Anh Nguyễn Văn Phúc ở xã Sơn Định, Chợ Lách đang sở hữu trại nuôi gà đá từ 300-400 con cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm
Đa phần hiện nay trại nuôi gà đá của anh Phúc chủ yếu bán cho thị trường nước ngoài (Campuchia), con thấp nhất 1 triệu đồng, cao nhất lên hàng chục triệu đồng
Còn ông Võ Văn Tám ở xã Đông Bình, TX Bình Minh - Vĩnh Long ngoài việc trồng dừa và cam mật còn thả nuôi 100 gà đá, mỗi tháng xuất bán 10-15 con kiếm lời trên 12 triệu đồng
Nhiều người mê chiến kê không những ở tiếng gáy, ở ngoại hình nhất là bộ lông hấp dẫn mà còn ở cách đá
Để có được một con gà độ đủ sức chiến đấu, người nuôi phải xổ liên tục (cho 2 con đá thử trước), xem chân, xem tướng, coi vẩy, bộ lông để đánh giá khả năng chịu đòn và tránh đòn…
Tỉa lông ở các vùng đầu, cổ, ức, đùi và vô nghệ thường xuyên cho thịt săn chắc
Gà đá tung đòn như vũ bão
Mỗi thế đá của con gà độ đều có một bản lĩnh riêng
Ngoài lúa ra, người sành điệu còn cho gà ăn thêm giun, thằn lằn, dế, lòng đỏ trứng, thịt bò, tép… để bồi dưỡng và tăng cường sức chiến đấu cho chúng